Mẹo kiểm tra xem tem nhãn làm bằng chất liệu gì?

Mẹo kiểm tra xem tem nhãn làm bằng chất liệu gì? (Đăng ngày: 31/08/2016)

Tem nhãn mã vạch có thể sử dụng nhiều vật liệu khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trong các ứng dụng khác nhau của đời sống. Từ một tem nhãn tạm thời để sử dụng trong vận chuyển hay sản phẩm gia dụng thông thường đến các sản phẩm trong môi trường khắc nghiệt: sử dụng ngoài trời, bề mặt gồ ghề hay thủy hải sản…

Không thể sử dụng mắt thường để có thể nhận biết được các vật liệu làm nên

tem nhãn mã vạch, tuy nhiên bạn vẫn có thể dễ dàng kiểm tra chất liệu tem nhãn theo một số cách sau đây:

1. Xé tem nhãn mã vạch

Nếu bạn có thể xé tem nhãn bạn có thể dễ dàng kiểm tra xem nó được làm từ giấy hay vật liệu tổng hợp như polypropylence hoặc polyester. Với vật liệu tổng hợp, khi xé rách có thể sẽ bị kéo dài, biến dạng và dai hơn nhiều so với giấy.

2. Chà sát bề mặt nhãn

Với thử nghiệm này, bạn sẽ có thể kiểm tra xem tem nhãn được in theo phương pháp nhiệt trực tiếp hay chuyển nhiệt. Bạn có thể làm xước bề mặt nhãn với một cây bút, móng tay, nếu xuất hiện vết đen thì đó chính là giấy in nhiệt trực tiếp, không cần sử dụng băng mực (ribbon). Tem nhãn mã vạch này đã được phủ một lớp cảm nhiệt và thường được sử dụng cho các ứng dụng ngắn hạn và sẽ bị mờ dần theo thời gian.

Nếu nhãn không có vết đen khi cọ sát, thì đó chính là tem nhãn mã vạch được sử dụng trong in chuyển nhiệt, cần sử dụng băng mực (ribbon). Nhãn này có độ bền cao hơn rất nhiều, được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu sự bền bỉ của tem nhãn.

3. Thử độ chìm trong nước

Sau khi kiểm tra xem chất liệu tem nhãn và biết được nó là tem nhãn sử dụng trong in nhiệt trực tiếp hay chuyển nhiệt, phương pháp cuối cùng này giúp bạn có thể kiểm tra xem loại nhựa được sử dụng của nhãn là polypropylene hay polyester. Hai loại chất liệu này có sự khác biệt đáng kể về chi phí và cũng cần xác định để có thể sử dụng băng mực (ribbon) phù hợp.

Chúng ta có thể dễ dàng xác định loại nhựa của tem nhãn bằng cách nhấn chìm nó xuống nước. Polypropylence ít dày đặc hơn polyester và sẽ nổi trong nước, ngược lại polyester sẽ bị chìm.

Hỏi đáp

Previous Next